4.26.2013

Tổ Chức Thành Viên

BIỂU TRƯNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM


Biểu trưng hình tròn tượng trưng cho khối thống nhất dân tộc chung mục đích xây dựng một nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Nền biểu trưng là lá cờ tổ quốc với sao vàng trên nền đỏ.
Hoa sen trắng cách điệu tượng trưng cho hình tượng Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, người đã sáng lập ra Mặt trận Dân tộc thống nhất nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những cánh sen liên kết thành một khối chính là sự đoàn kết thống nhất chính trị của tất cả người Việt Nam yêu nước.
Đường ngoài vòng cung cách điệu hai nhánh lúa nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc.
Phía dưới là nửa bánh xe cách điệu tượng trưng cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp cách mạng

CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN
 CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

1. Đảng cộng sản Việt nam 
2. Tổng liên đoàn lao động Việt nam 
3. Hội nông dân Việt nam
4. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
5. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam .
6. Hội cựu chiến binh Việt nam
7. Quân đội Nhân dân Việt nam
8. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam
9. Hiệp hội các hội văn học - nghệ thuật Việt nam
10. Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt nam
11. Hội liên hiệp thanh niên Việt nam
12. Liên minh hợp tác xã Việt nam
13. Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam
14. Hội Chữ thập đỏ Việt nam
15. Hội Luật gia Việt nam
16. Hội Nhà báo Việt nam
17. Hội Phật giáo Việt nam
18. Uỷ ban đoàn kết công giáo Việt nam
19. Hội Làm vườn Việt nam
20. Hội Người mù Việt nam
21. Hội Sinh vật cảnh Việt nam
22. Hội Đông y Việt nam
23. Tổng hội Y dược học Việt nam
24. Hội người cao tuổi Việt nam
25. Hội kế hoạch hoá gia đình Việt nam
26. Hội khuyến học Việt nam
27. Hội bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi Việt nam
28. Hội châm cứu Việt nam
29. Tổng hội thánh tin lành Việt nam
30. Hội liên lạc với người Việt nam ở nước ngoài
31. Hội khoa học lịch sử Việt nam
32. Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt nam
33. Hội mỹ nghệ - kim hoàn - đá quý Việt nam
34. Hội cựu giáo chức Việt nam
35. Hội xuất bản - in - phát hành sách Việt nam
36. Hội nghề cá Việt nam
37. Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật Việt nam
38. Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt nam
39. Hội y tế cộng đồng Việt nam
40. Hội cựu thanh niên xung phong Việt nam
41. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt nam
42. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam
43. Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt-Đức
44. Hiệp hội làng nghề Việt nam

Mối Quan Hệ

MỐI QUAN HỆ GIỮA MẶT TRẬN VÀ CÁC 
THÀNH VIÊN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

a/ Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận
   Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi hành viên khác. Đại diện cấp uỷ Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp uỷ Đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thoả thuậnvà tích cực tham gia công tácMặt trận tại khu dân cư
Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi íh chính đáng của các tầng lớp nhân dân: Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng viên. Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay đã chứng tỏ các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận thông qua Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp uỷ Đảng tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp. Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và giới thiệu những Đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tầng lớp nhân dân, có năng lực làm công tác Mặt trận, để Mặt trận chọn cử theo đúng điều lệ. Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận; Đảng lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộ Đảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng. Mặt trận có nhiệm vụ truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức mới, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt trận có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự vững mạnh của chế độ.
b/ Mối quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền:
    Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Quyền hạn của Mặt trận đã được Hiến pháp và pháp luật qui định Mặt trận hoạt động theo pháp luật và qui chế làm việc đã được thoả thuận giữa Mặt trận và chính quyền.
Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ viên chức Nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan Nhà nước các cấp, vận động nhân dân xây dựng các qui ước, qui chế trên địa bàn cư trú về các vấn dề liên quan đến đời sống nghĩa vụ và lợi ích của công dân phù hợp với pháp luật. Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân.
Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước. Đó cũng là sức mạnh của bản thân Nhà nước.
Trong quá trình ra các quyết định về quản lý và điều hành, Nhà nước các cấp cần lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể. Nhà nước căn cứ qui chế tổ chức và cơ chế hoạt động để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận. Nhà nước cần tiếp tục thể chế hoá quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng cuộc sống tự quản của dân.
Nhà nước phối hợp với Mặt trận trong việc chăm lo lợi ích chính đánh của nhân dân, trong việc vận động các tầng lớp nhân dânđẩy mạnh phong trào hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế xã hội.
Một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. để Mặt trận làm tròn trách nhiệm là cơ sở chính trịcủa chính quyền nhân dân, sự phối hợp giữa Mặt trận với Nhà nước phải như nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: " Thực hiện thành nền nếp iệc đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định chủ trương lớn" ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn.


Vai Trò

VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC 
VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân..." điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốcViệt nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta. "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..." Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường và tồn tại lâu dài nhiều thành phần kinh tế. Trong quá trình đó còn có sự khá nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo... Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và công tác Mặt trận nói riêng những vấn đề mới. Nhu cầu liên minh, mở rộng việc tập hợp các lực lượng yêu nước đặt ra một cách bức bách. Mặt khác các thế lực thù địch đangthực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và nhiều âm mưu chia rẽ khối đại đoà kết dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một sự nghiệp đầy khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể thành viên càng quan trọng. Nâng cao vai trò, tác dụng của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

 NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA MẶT TRẬN 
Mặt trận Dân tộc thống nhất được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng về địa vị và độc lập về tổ chức. Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận được thực hiện theo các nguyên tắc: Hiệp thương dân chủ, Hợp tác bình đẳng, Đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, Phối hợp và thống nhất hành động. Trong sinh hoạt Mặt trận, các thành viên tự do bày tỏ ý kiến của mình, cùng nhau bàn bạc, hiệp thương dân chủ đề đạt tới sự nhất trí, không mệnh lệnh, không áp đặt. Nếu có những ý kiến khác trên những vấn đề cụ thể thì cùng nhautrao đổi, thuyết phục, giúp đỡ nhau giải quyết. Trong hoạt động, các thành viên thoả thuận với nhau về chương trình hành động chung và có nghĩa vụ giúp đỡ nhau, phối hợp thống nhất hành động để thực hiện chương trình đã thoả thuận. Bốn nguyên tắc đó có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nguyên tắc một và bốn là rất quan trọng

4.25.2013

Hình ảnh học tập NQTW6.


Hoàng Xuân Tỵ, Chủ tịch MTTQ Thành phố Bảo Lộc Chỉ đạo Hội nghị
Đồng chí Hoàng Xuân Tỵ 
Chủ tịch UBMT TP. Bảo Lộc Chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Lê Xuân Nhuận
Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng Chính trị giảng dạy NQTW6.

"
Đồng chí Phạm Ngọc Huy Vũ
Uỷ Viên Thường Trực UBMT
 TP. Bảo Lộc dẫn chương trình Hội nghị.

"

Hình ảnh Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đêm lửa trại Ngày văn hóa các dân tộc.
Đồng chí Hoàng Xuân Tỵ
Chủ tịch UBMT TP. Bảo Lộc, chỉ đạo Hội nghị.
Các Đoàn biểu diễn văn nghệ.